Trong thế giới tiền điện tử đầy rộng lớn và biến động, có nhiều xu hướng nổi lên rồi lại chìm xuống. Riêng Defi – một mô hình tài chính phi tập trung vẫn luôn trong trạng thái phát triển mạnh. Các coin trong nhóm Defi hiện cũng đang đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Defi là gì? cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Defi là gì?
Defi là gì? Nó còn được biết đến với tên gọi Decentralized Finance hay Tài Chính Phi Tập Trung. Defi được xem như là phiên bản tiền điện tử của ngành tài chính.
Tuy nhiên, Defi không có cơ quan quản lý tập trung. Chính vì thế, hệ thống cộng đồng là nơi đưa ra các quyết định quan trọng.
Khi khai thác sâu hơn vào Defi, chúng ta sẽ có CeFi (Centralized Finance) – dân đầu tư gọi nó là tài chính tập trung.
Trong Cefi, khác với Defi khi cơ quan chức năng có quyền quản lý toàn bộ mọi thứ . Chính vì thế người dùng buộc phải thuận theo các quy tắc được đặt ra. Cũng vì vậy mà nó có những nhược điểm chí mạng sau:
- Vì quyền lực tập trung lại một chỗ nên các hoạt động buộc phải có sự xin phép
- Cần phải thông qua bên trung gian thứ 3
- Rắc rối, cứng nhắc về vấn đề về tính minh bạch và cả sự tín nhiệm
Cũng từ những nhược điểm của Cefi mà Defi đã được ra đời. Nó hoàn toàn có thể khắc phục những điều Cefi không thể làm. Từ đó, Defi trở nên nổi bật trên sân khấu crypto.

Bản chất của Defi là như thế nào?
Hiện nay, Defi được xem như là ứng dụng thiết thực nhất của blockchain. Điều này cũng có nghĩa là chúng luôn mang trong mình ưu điểm của blockchain.
- Phi tập trung: Defi không có sự xuất hiện của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Chỉ người dùng có quyền tự kiểm soát tài sản của mình. Đồng thời họ cũng có thể tương tác với hệ sinh thái qua ứng dụng phi tập trung hoặc các ứng dụng ngang hàng.
- Tính minh bạch, công khai: Các tác động từ con người bị hạn chế và được ghi nhận công khai.
- Không cần sự cho phép: Toàn bộ các cá nhân đều có quyền bình đăng như nhau. Quá trình đăng ký sẽ không bị chậm trễ, rờm rà.
- Chi phí thấp: Mọi chi phí trả cho bên thứ 3 đều được giảm sâu vì không có cơ quan quản lý
- Không cần uỷ thác: Người dùng chỉ cần tự ủy thác cho bên thứ 3. Ở thời điểm hiện tại vai trò này của Smart Contract.

Defi có quan trọng hay không?
Câu trả lời luôn là có. Nên nhớ rằng, DeFi bắt đầu từ Bitcoin và cũng đang lan rộng trên các ứng dụng blockchain khác nhau.
Defi giúp ích nhiều trong việc tạo ra giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính truyền thống. Mặc dù vậy lại Defi không cần tốn các chi phí liên quan (phí công ty, tiền lương cho nhân viên, sàn giao dịch)
Từ lợi ích trên, nó sẽ là bàn đạp để tạo ra thị trường tài chính mở cho tất cả mọi người. Chỉ cần kết nối internet, ai cũng có được trải nghiệm miễn phí, minh bạch, công bằng…
Cách hoạt động của sàn Defi
Thường thì DApp sẽ là công cụ để người dùng tương tác với Defi. Khác với các ngân hàng, người tham gia không cần điền thông tin cá nhân mới có thể mở tài khoản.
Cách tương tác với Defi như sau:
- Cho vay: Thực hiện cho vay tiền mã hóa của bạn nhằm mục đích kiếm lãi, thưởng mỗi phút. Không phải đợi mỗi tháng 1 lần như trước kia.
- Nhận khoản vay: Vay ngay mà không quan tâm đến bất kỳ thủ tục nào, bao gồm cả các khoản vay nhanh.
- Giao dịch: Thực hiện các giao dịch ngang hàng trên một số loại tiền mã hoá. Nên nhớ, các giao dịch này cũng không cần trải qua môi giới.
- Tiết kiệm cho tương lai: Tương tự so với hình thức tiết kiệm tại ngân hàng, bạn chỉ cần khóa token của mình lại và nhận được lãi suất sau này.
- Mua các sản phẩm phái sinh: Bạn có thể thực hiện đặt cược ngắn hạn hoặc dài hạn trên một số tài sản nhất định. Nó cũng được xem như là phiên bản tiền mã hoá của quyền chọn cổ phiếu hay chọn hợp đồng tương lai.

Defi có an toàn, lừa đảo không? và những điểm liên quan
Mặc dù khá tiềm năng và mang đến nhiều lợi ích nhưng các vấn đề và rủi ro mà dự án DeFi đem lại không phải là không có.
Hiện nay, 90% dự án DeFi dựa trên blockchain Ethereum. Chính vì thế cũng có thể hiểu những thách thức đối với Ethereum chính là thách thức của DeFi
Sự thiếu ổn định trên Defi
Trong trường hợp blockchain lưu trữ dự án DeFi không thực sự ổn định thì dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng theo rất nhiều. Blockchain Ethereum vẫn đang trải qua nhiều thay đổi, lỗi phổ biến được biết đến gần đây là khi chuyển từ hệ thống PoW sang hệ thống Eth 2.0 PoS.
Khả năng mở rộng gặp lỗi và lỗ hổng của Smart Contract
Đây cũng là một vấn đề không nhỏ mà các dự án DeFi gặp phải. Host blockchain thường sẽ xảy ra tình trạng giao dịch mất nhiều thời gian, nhất là trong khi xác nhận. Hoặc đôi khi nhà đầu tư phải buộc thực hiện giao dịch cực kỳ đắt đỏ vào thời điểm tắc nghẽn máy chủ.
Vấn đề của DeFi còn đến từ các lỗ hổng Smart Contract. Nếu trong trường hợp code của Smart Contract bị sai xót, việc mất tiền hoàn toàn sẽ xảy ra.
Tính thanh khoản thấp và thế chấp quá mức
Tính thanh khoản luôn là điều cực kỳ quan trọng đối với các dự án dựa trên token DeFi và các giao thức blockchain. Theo thống kê, giá trị bị khóa của DeFi là hơn 12,5 tỷ đô vào tháng 10 năm 2020. Các chuyên gia đánh giá đây là sự sụt giảm lớn khi so sánh với các hệ thống tài chính truyền thống.
Bên cạnh đó, Defi gặp tình trạng thế chấp quá mức trong quá trình cho vay tiền mã hoá. Điều này cũng dễ xảy ra khi giá trị của tài sản đặt cọc cao hơn so với số tiền muốn vay.

Khả năng tương tác thấp và vấn đề trong bảo hiểm
Mỗi loại blockchain đều luôn có cho mình được một cộng đồng và hệ sinh thái Defi riêng. Tuy vậy sau thời gian dài, nhiều dự án đã sập và biến mất vĩnh viễn. Điều này đã đẩy khả năng tương tác giữa các cộng đồng gặp nhiều bất lợi.
Bên cạnh đó, mặc dù bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng đối với tài chính tập trung nhưng Defi lại hiếm khi có.
Trách nhiệm của người dùng
Nếu xảy ra bất kỳ rủi ro hoặc sự cố nào, Defi vẫn không bao giờ chịu trách nhiệm. Nên hiểu rằng, DeFi sẽ chuyển trách nhiệm đó từ người trung gian sang người dùng. Chẳng hạn nếu như mất tiền, bạn sẽ không thể lấy lại hoặc cầu cứu ai,
Cũng từ vấn đề trên, việc tạo ra một số công cụ để ngăn lỗi là vô cùng cần thiết. Thực tế, DeFi khá mới và vẫn đang được thử nghiệm, thỉnh thoảng vẫn tồn tại một số sự cố, nhất là trong vấn đề bảo mật.
Developer và fans của tài chính phi tập trung luôn mong muốn Defi cải thiện được điều này.
Các ứng dụng Defi phổ biến nhất
Nền tảng cho vay phi tập trung trên Defi
Vài năm gần đây thật không khó để thấy các sản phẩm tài chính khác nhau dựa trên DeFi. Tuy nhiên lĩnh vực mạnh nhất của nó lại là vay và cho vay.
Như đã đề cập ở phần bản chất của Defi, bạn có thể gửi tiền và kiếm lãi. Tuy nhiên nên biết rằng ngân hàng không còn là nơi trung gian mà smart contract sẽ là bên kết nối hai người dùng. Smart contract cũng sẽ đóng vai trò thực thi các điều khoản vay cũng như phân phối tiền lãi.
Sàn Defi giao dịch phi tập trung
Sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xem là một ứng dụng DeFi tương đối phổ biến.
Sâu hơn thì DEX là các sàn giao dịch tiền điện tử sử dụng smart contract thực hiện các quy tắc cũng như xử lý an toàn cho quỹ. Chính vì thế, không có người điều hành giao dịch, không cần xác minh danh tính, không mất phí trên DEX.

Bên cạnh đó, còn có một số sàn giao dịch phi tập trung nổi bật như: Binance DEX, Pancakeswap, Uniswap hay 1inch.
Stablecoin
Stablecoin được công nhận là một loại coin giữ giá trị rất tốt. Chúng thường được xây dựng và phát triển trên nền tảng tài chính phi tập trung như: DAI, Terra, True USD,…
Giao dịch ký quỹ
Giao dịch ký quỹ còn được gọi là Margin Trading, chính là thuật ngữ thường thấy trong thị trường Forex. Tại thị trường tiền điện tử cũng tương tự, bạn có thể giao dịch nhiều hơn số tiền đang có bằng cách đi vay của sàn. Tất nhiên phải trả lại khi thực hiện chốt giao dịch.
Canh tác năng suất
Nó còn được gọi là Yield Farming. Canh tác năng suất chỉ những người muốn tạo ra lợi nhuận từ những đồng tiền điện tử mà họ đang sở hữu.
Defi có tiềm năng gì trong tương lai gần?
Dù gặp phải rất nhiều vấn đề cùng những ý kiến trái chiều khác nhau song Defi vẫn đang rất phát triển. Theo thống kê, Defi tăng trưởng gấp 15 lần trong vòng 2 năm qua.
Cuối năm 2020, đã có tới khoảng 4 triệu ETH đã được khóa trong các ứng dụng DeFi. Trong đó, các sản phẩm cho vay vẫn đang là ngành mũi nhọn.
Một số dữ kiện sau cũng đã đủ cho thấy tài chính phi tập trung thật sự rất có tiềm năng. Trong tương lai gần nếu có thể khắc phục các nhược điểm thì Defi sẽ ngang hàng với Cefi.

Một số Defi coin nổi bật
Khi nói về Defi coin hàng đầu, tất nhiên phải kể đến Uniswap (UNI). Hiện UNI đang ở mức giá 4,88$và ở mức vốn hóa thị trường là 3.378,18 $
Maker (MKR) cũng là một Defi coin tốt. Nó đang có mức giá 1,515,00$ và ở mức vốn hóa thị trường là 1,485,08$.
Sở hữu mức giá 3,99$ và ở mức vốn hóa thị trường là 1.181,99$ là Pancake Swap (CAKE).
Aave (AAVE) là một coin tốt với mức giá 80,60$ và ở mức vốn hóa thị trường là 1.035,05$.
Ngoài ra còn có một số coin nổi bật như THORChain (RUNE), Klaytn (KLAY), Convex Finance (CVX) hay Celo (CELO) với mức vốn hóa thị trường đang dần tăng lên.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn Binance đơn giản!
Lời kết
Hy vọng sau bài viết trên các bạn đã biết được Defi là gì? cũng như hiểu rõ các thông tin chi tiết về Defi. Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có bất kỳ thắc mắc nào. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.