Hard Cap trong Crypto là gì? Những điều cần biết về Hard Cap

Hard Cap là gì?

Hard Cap – một thuật ngữ rất quan trọng mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết. Vậy chính xác thì Hard Cap là gì? Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan qua bài viết sau đây nhé.

Hard Cap là gì?

Trong lĩnh vực Crypto, Hard Cap được định nghĩa là số lượng token tối đa có thể bán được. Lợi nhuận nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào các đợt đợt ICO, IEO.

Các mã token sẽ được cho là bán hết nếu đã đạt tới giới hạn Hard Cap. Thế nên, bên phía dự án đã đạt được mục đích. Bên cạnh đó, những nhà phát triển sẽ dừng nhận tiền từ nhà đầu tư để đổi lấy token.

Thông thường, Hard Cap sẽ được áp dụng vào các giai đoạn gọi vốn cộng đồng. Nó thường được chú ý nhiều hơn về mọi mặt khi so với Soft Cap.

Lý do có thể đến từ sự thiếu hụt của các token dự án. Nếu như không có Hard Cap, lại thêm việc thiếu cơ chế kiểm soát sẽ gây ra lạm phát. Và nếu tình trạng này cứ tiếp tục duy trì thì giá trị của coin sẽ bị suy giảm.

Bên cạnh đó, Hard Cap luôn song hành với lộ trình của dự án. Tại đó, những đội ngũ phát triển cần hoạch định được số tiền huy động.

Hard Cap không tồn tại sẽ xảy ra trường hợp dự án huy động nhiều hơn số tiền họ cần. Điều này sẽ gây ra sự mất cân bằng giữa cung cầu. Nói cách khác giá trị của coin sẽ bị chao đảo trong tương lai.

Hard Cap là gì?
Hard Cap đề cập đến chỉ số vốn trong Crypto

Vì sao tiền mã hóa cần có Hard Cap?

Sau những thông tin được chia sẻ ở phần trên, có lẽ bạn cũng đã biết sơ bộ Hard Cap là gì?. Tuy vậy có bao giờ bạn tự hỏi vì sao tiền mã hóa cần có Hard Cap hay không?

  • Roadmap gắn liền với Hard Cap: Trong giai đoạn huy động vốn thì đội ngũ phát triển cần khẳng định được các kế hoạch phát triển của mình. Trường hợp nếu Roadmap không minh bạch thì sẽ gây ra một số rủi ro. Ví dự như không thể thu hút những nhà đầu tư mới hoặc không thể cham tới mức Hard Cap.
  • Sự khan hiếm của token: Thật sự sẽ rất mất kiểm soát nếu chẳng may không có Hard Cap. Bình thường token được tạo ra mà không có giới hạn thị trường. Như đã nói điều này sẽ gây ra lạm phát cực độ rồi token sẽ bị đánh mât giá trị.
  • Giá trị nội tại: Các dự án không đạt được Soft Cap so với dự án đạt Hard Cap thì tất nhiên bạn sẽ nhận thấy Hard Cap đáng tin hơn. Được cộng đồng chú ý nhiều cũng sẽ là minh chứng cho nội tại của nó.

Hard Cap có những ưu điểm gì?

Hard Cap có những ưu điểm lớn sau đây:

  • Đảm bảo tính minh bạch và tin cậy: Khi một dự án ICO thiết lập Hard Cap, người đầu tư có thể yên tâm rằng số tiền mà họ bỏ vào dự án sẽ không bao giờ vượt quá mức tối đa đã được xác định trước đó.
  • Điều chỉnh và phân phối token: Hard Cap giúp dự án ICO điều chỉnh phân phối token một cách chính xác hơn. Nếu như dự án không đạt được mức Hard Cap, số lượng token phát hành sẽ bị giảm để đảm bảo tính bền vững và tránh tình trạng lạm phát token.
  • Khả năng tăng giá trị token: Khi Hard Cap được được đặt ở mức phù hợp, nó có thể giúp tăng giá trị của token trong tương lai. Cách thức của quá trình đó là tạo ra nhu cầu mua token vượt quá số lượng token có sẵn.

Hard Cap có những nhược điểm gì?

Hard Cap nhược điểm
Hard Cap là gì? Có nhược điểm gì hay không?

Mặc dù Hard Cap có nhiều ưu điểm, song cũng có những nhược điểm dưới đây:

  • Giới hạn mức tài trợ: Khi dự án ICO đặt mức Hard Cap quá thấp, nó có thể giới hạn khả năng tài trợ và không đủ tiền để triển khai – phát triển các hoạt động. Ngoài ra nếu Hard Cap quá cao, đòi hỏi dự án phải đáp ứng một mức độ khó khăn cao hơn nhiều để thu hút đủ tiền.
  • Không đảm bảo thành công: Hard Cap đôi khi sẽ không đảm bảo rằng dự án ICO sẽ thành công. Thực ra ngay cả khi dự án đạt được mức Hard Cap, nó cũng có thể gặp phải các thách thức về phát triển và tiếp thị. Chính vì thế nên không đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • Giảm sự linh hoạt: Hard Cap có thể giảm sự linh hoạt của dự án. Nó trực tiếp gây ra khó khăn hơn cho các bên liên quan trong việc điều chỉnh kế hoạch phát triển và phân phối token. Hơn nữa nếu dự án phát hiện ra rằng cần tăng số lượng token được phát hành, điều này có thể tạo ra bất trắc nếu Hard Cap đã được đặt trước đó.
  • Làm giảm nhu cầu mua: Hard Cap có thể làm giảm nhu cầu mua token nếu số lượng token được phát hành vượt quá mức Hard Cap. Hệ quả sẽ làm token có thể không có giá trị cao trong tương lai và kém thu hút được nhiều người đầu tư.

Hard Cap có lừa đảo hay không?

Thực tế Hard Cap không phải là lừa đảo, nó là một khái niệm trong các dự án ICO để giới hạn số lượng tiền được gọi vốn trong dự án.

Thế nhưng việc đặt Hard Cap quá cao hoặc không đúng với khả năng phát triển thực tế của dự án có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Và nó sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và uy tín của dự án. Uy tín xuống thấp và một làn sóng nghi ngờ sẽ tăng lên, lâu dần sẽ không tốt.

Một số dự án ICO có thể lừa đảo bằng cách tuyên bố có Hard Cap. Nhưng thực tế sau đó lại không giới hạn số tiền được gọi vốn. Đôi khi còn sử dụng chiêu thức tinh vi khác để lừa đảo người đầu tư.

Vì vậy, bạn nên cần kiểm tra kỹ trước khi quyết định đầu tư vào bất kỳ dự án ICO nào. Ngoài ra nên và tránh xa những dự án có dấu hiệu lừa đảo.

Hard Cap có mấy loại?

Hard Cap trong các dự án ICO có thể được chia thành 2 loại chính:

  • Hard Cap Fixed: Như đã đề cập rất chi tiết bên trên. Đây là một mức giới hạn tối đa về số tiền được gọi vốn cho dự án ICO. Nếu dự án đạt được mức này, ICO sẽ dừng lại và không tiếp tục gọi vốn thêm. Hard Cap thường được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch và tránh tình trạng gọi quá nhiều tiền mà không có kế hoạch sử dụng rõ ràng.
  • Soft Cap: Đây là một mức giới hạn tối thiểu về số tiền được gọi vốn cho dự án ICO. Nếu dự án không đạt được mức này, ICO sẽ bị hủy bỏ và người đầu tư sẽ được hoàn trả tiền. Soft Cap thường được sử dụng để đảm bảo rằng dự án có đủ tài chính để triển khai và tránh tình trạng ICO không thành công.

So sánh Hard Cap và Soft Cap

Soft Cap
So sánh 2 thuật ngữ Hard Cap và Soft Cap

Soft Cap cũng là một thuật ngữ rất quan trọng được sử dụng trong lĩnh vực Crypto. Nếu bạn là một nhà đầu tư nghiêm túc thì cũng cần phải tìm hiểu về nó.

Soft Cap là gì?

Biết được Hard Cap là gì? vẫn chưa đủ, phải biết thêm Soft Cap là gì?

Soft Cap được định nghĩa là mức giới hạn tối thiểu về số tiền được gọi vốn cho dự án ICO. Nếu dự án ICO không đạt được mức Soft Cap thì ICO sẽ bị hủy bỏ và người đầu tư sẽ được hoàn trả tiền.

Soft Cap thường được sử dụng để đảm bảo rằng dự án ICO có đủ tài chính để triển khai. Bao gồm cả các chi phí phát triển sản phẩm, tiếp thị và quản lý.

So sánh Hard Cap và Soft Cap

Hard Cap và Soft Cap là hai thuật ngữ quan trọng trong dự án ICO, tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt như sau:

  • Về ức độ linh hoạt: Hard Cap là mức giới hạn tối đa và không thể vượt quá, trong khi Soft Cap là mức giới hạn tối thiểu để ICO thành công. Vì vậy nhìn chung Soft Cap linh hoạt hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư và đảm bảo dự án ICO thành công.
  • Tính đáng tin cậy: Hard Cap có tính đáng tin cậy cao hơn. Đơn giản bởi vì nó đảm bảo không có quá nhiều tiền được gọi vốn mà không có kế hoạch sử dụng rõ ràng. Trong khi đó, Soft Cap có thể gây ra sự không chắc chắn cho nhà đầu tư. Bởi lẽ nếu Soft Cap không đạt được, ICO sẽ bị hủy bỏ và người đầu tư sẽ bị mất tiền.
  • Tác động đến giá token: Mức giới hạn tối đa của Hard Cap có thể ảnh hưởng đến giá trị của token. Lý do là vì nó giới hạn số lượng token có thể phát hành. Trong khi đó, Soft Cap chỉ đảm bảo dự án có đủ tài chính để triển khai. Hơn nữa không ảnh hưởng đến giá trị của token.
  • Tính khả thi: Hard Cap và Soft Cap đều phải được xác định một cách khả thi. Ngoài ra chúng cũng phải có cơ sở nền tảng vững chắc. Nếu Hard Cap quá cao hoặc Soft Cap quá thấp sẽ luôn là điều không tốt. Các dự án có thể gặp phải khó khăn trong việc gọi vốn cũng như triển khai.

Các thuật ngữ liên quan đến Hard Cap trong Crypto

  • Token Sale: Là quá trình bán các token mới được phát hành trong ICO. Hard Cap được đặt để giới hạn số lượng token được bán ra.
  • Market Cap: Là giá trị của toàn bộ số lượng token được phát hành trong ICO. Nó được tính theo giá thị trường của token. Hard Cap sẽ ảnh hưởng đến Market Cap bởi vì nó sẽ giới hạn số lượng token được phát hành trong ICO.
  • Crowdfunding: Là quá trình thu hút các nhà đầu tư để đầu tư vào dự án bằng cách bán các token mới được phát hành trong ICO. Hard Cap đóng vai trò là giới hạn về số tiền mà dự án có thể thu hút từ các nhà đầu tư.
Crowdfunding cũng có vai trò quan trọng liên quan tới Hard Cap
Crowdfunding cũng có vai trò quan trọng liên quan tới Hard Cap
  • Token Economics: Là các quy định về việc phát hành, sử dụng và giá trị của token. Hard Cap thường được sử dụng để xác định số lượng, giá trị của token có sẵn.
  • Whitelist: Là danh sách các nhà đầu tư được phép tham gia vào quá trình bán token trong ICO.
  • Smart Contract: Là một hợp đồng thông minh được tạo ra trên blockchain. Nó chứa các quy tắc và điều kiện được thiết lập sẵn.

Bài viết liên quan: Các thuật ngữ cơ bản trong Crypto cho người mới!

Lời kết

Hy vọng sau bài viết trên các bạn đã nắm được Hard Cap là gì? Nếu có ý kiến muốn chia sẻ nào hãy để lại bình luận phía dưới. Cuối cùng xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong những chủ đề tiếp theo.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x