KYC là một quy trình không thể thiếu trong lĩnh vực crypto. Vậy chính xác KYC là gì? Có quan trọng hay không? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
KYC trong crypto là gì?
KYC là gì? KYC là viết tắt của cụm từ Know Your Customer. Đây là một quá trình được sử dụng trong lĩnh vực tài chính nhằm xác minh danh tính của các khách hàng.
Tại một số sàn, ví… Sau khi thực hiện KYC xong thì mới có thể mua, bán hoặc giao dịch các loại tiền điện tử. Như vậy, việc xác minh danh tính cũng là phương pháp đảm bảo rằng họ đang làm việc với các khách hàng thực.
Những đơn vị trong lĩnh vực crypto cần người dùng thực hiện KYC có thể kể đến như:
- Các sàn giao dịch: Binance, Coinbase, Kraken, Bittrex, Huobi…
- Các ví tiền điện tử: Coinbase, Exodus, Trezor, Ledger, MyEtherWallet…
- Các dịch vụ thanh toán: BitPay, Paytomat, Coinbase Commerce, Square Crypto…

KYC được chia thành 2 lớp giảm thiểu rủi ro, bao gồm:
- Đánh Giá Khách Hàng (CDD): Tiếp cận căn bản, yêu cầu đơn giản.
- Đánh Giá Rà Soát Tăng Cường (EDD): Tiếp cận nghiêm ngặt hơn, được tiến hành bởi những nhân viên có trình độ cao.
Ai quy định nên KYC crypto?
Quy định KYC trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain là do các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý tài sản đặt ra.
Tùy vào quốc gia hoặc khu vực, quy định KYC còn được đưa ra bởi các cơ quan chức năng. Ví dụ như Ngân hàng trung ương, Cơ quan Quản lý Tiền tệ, Cơ quan Chứng khoán và Hội đồng quản lý tài sản điện tử…
Ví dụ như ở Mỹ, Cơ quan Quản lý Tiền tệ (FinCEN) yêu cầu các sàn tuân thủ quy định KYC và AML. Còn tại Châu Âu, quy định KYC do tổ chức AMLD5 đặt ra.
Bên cạnh đó, cũng có số nơi tự nguyện đưa ra quy định KYC. Làm như vậy nhằm bảo vệ khách hàng và đảm bảo tính an toàn của các nền tảng giao dịch.
Vì sao KYC crypto lại quan trọng?
KYC luôn và cần phải được thực hiện, vì:
- Các hành động mua bán trong blockchain không thể thay đổi. Tiền mã hóa hoàn toàn dễ bị đánh cắp không thể lấy lại.
- Tiền mã hoá có tính chất ẩn danh, nặc danh.
- Quy định về thuế cũng như tính hợp pháp của tiền mã hóa tại một số nước chưa rõ ràng.
Dù KYC làm tăng thời gian thiết lập các tài khoản nhưng giải pháp này mang đến những lợi ích tương đối rõ ràng.
Tác dụng của KYC là gì?

Quá trình xác minh danh tính giúp:
- Chống rửa tiền,
- Bảo vệ khách hàng.
- Tuân thủ quy định chung.
- Tăng tính minh bạch.
- Bảo vệ hệ thống tài chính.
- Đảm bảo tính an toàn của tài khoản người dùng.
- Giúp quản lý rủi ro về pháp lý.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác minh danh tính.
- Tăng cường sự tin tưởng từ người dùng.
- Bảo vệ danh tiếng của ngành tiền điện tử.
Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như:
- Giảm tính ẩn danh.
- Tăng chi phí hoạt động.
- Gây khó khăn cho người dùng ở các quốc gia có chính sách chặt chẽ về quyền riêng tư.
- Gây cản trở cho sự phát triển của ngành tiền mã hóa.
- Mất danh tính, lộ thông tin cá nhân.
- Tăng nguy cơ tội phạm.
- Gây khó khăn cho các tổ chức nhỏ.
Những dữ liệu cần để thực hiện KYC trong crypto
Muốn thực hiện KYC thành công, bạn phải chuẩn bị một số thông tin như sau:
Họ và tên đầy đủ
Họ và tên rất quan trọng, nó phải giống 100% so với giấy tờ tùy thân của bạn. Nếu chỉ cần nhập sai 1 ký tự thì quá trình KYC sẽ thất bại và tài khoản sẽ bị loại bỏ.
Tại một số sàn hoặc ví tiền ảo, người dùng cần nhập tên không có dấu. Điều này có nghĩa nếu bạn nhập có dấu sẽ không được chấp nhận. Vì vậy hãy hết sức lưu ý.
Thứ tự nhập tên họ khi KYC cũng rất quan trọng. Nhiều bạn không biết cách phân biệt giữa First Name và Last Name. Điều này cũng cần phải tham khảo trước khi thực hiện.
Ngày tháng năm sinh
Nhập ngày tháng năm sinh khi KYC cũng quan trọng không kém so với khi nhập họ tên. Bạn cần chú ý quan sát định dạng nhập ngày tháng năm. Đôi khi sẽ có trường hợp bị nhầm lẫn thứ tự giữa month và day.
Bên cạnh đó, nhập ngày tháng cũng phải đúng ý chang so với giấy tờ tùy thân. Chỉ cần sai lệch 1 ngày đơn KYC của bạn có thể sẽ bị từ chối. Tốt hơn hết vẫn nên cẩn trọng.
Địa chỉ Email
Địa chỉ Email thì nên dùng hộp thư mà bạn hay sử dụng nhất. Ngoài ra chỉ nên dùng 1 mail để tiện quản lý. Ví dụ tài khoản Coinbase, Kraken, Bittrex cá nhân đều có cùng địa chỉ email.
Chú ý, bạn cũng nên dùng Gmail hoặc Outlook mail để KYC. 2 loại thư này có độ bảo mật cao, và nó sẽ đóng vai trò là một lớp bảo vệ vô hình dành cho tài khoản của mình.

Địa chỉ nhà
Tại phần địa chỉ nhà, bạn nên ghi giống y chang so với giấy tờ tùy thân. Trong trường hợp nơi ở của bạn có sự thay đổi về mặt pháp lý cũng phải làm như thế.
Bên cạnh đó, mã ZIP cũng rất quan trọng. Một số đơn KYC bị từ chối cũng vì nhập sai mã ZIP nơi sinh sống. Bạn có thể tra cứu trên Google để tìm kiếm.
Số điện thoại
Khi KYC, hãy nhập SĐT mà mình hay sử dụng nhất. Cũng như email, bạn nên dùng chung số cho toàn bộ tài khoản sàn, ví tiền ảo.
Việt Nam có mã điện thoại là +84. Vì vậy khi nhập số bạn hãy loại bỏ số 0. Ví dụ 0123124125 thì sẽ nhập là 84123124125.
Nếu nhập không đúng thì mã xác minh sẽ không được gửi về. Điều này chắc chắn không ai muốn, vì vậy cần hết sức để ý.
Giấy tờ KYC
Giấy tờ để thực hiện KYC là vô cùng quan trọng. Nếu không có nó thì quá trình này coi như không thể hoàn thành.
Đa phần các sàn, ví tiền ảo yêu cầu người tham gia cung cấp CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu để KYC. Ở thời điểm hiện tại, CMND gần như không thể giúp bạn xác minh danh tính thành công.
Trong khi đó, CCCD được sử dụng rất nhiều. Vì vậy khi KYC, bạn nên dùng loại giấy tờ này để thực hiện. Ước tính, nếu dùng CCCD sẽ được duyệt đơn KYC nhanh hơn 25% so với những giấy tờ khác.
Ngoài ra, nếu dùng Hộ chiếu để KYC thì càng tốt. Tuy vậy không phải ai cũng có cho mình loại giấy tờ này, đặc biệt là những người chưa đi ra nước ngoài.
Trong trường hợp không có cả CCCD, CMND hoặc Hộ chiếu thì bạn có thể sử dụng bằng lái xe. Và tất nhiên nó phải thuộc quyền sở hữu của mình.
Lưu ý cần đảm bảo hạn sử dụng của các giấy tờ của bạn vẫn còn. Nếu hết hạn thì tất nhiền không thể sử dụng, phải đi làm lại.

Hơn nữa, lúc nhập số CCCD hay CMND cần phải đúng. Nếu chỉ sai một số thì hệ thống không thể xác thực và đơn xác minh sẽ không được chấp thuận.
Cuối cùng, ảnh chụp những loại giấy tờ này cũng phải rõ ràng. Nếu như chụp mờ hoặc nhòe, thiếu góc phải xử lý ngay.
Ảnh chụp selfie
Ảnh chụp selfie là yếu tố cuối cùng cần để thực hiện KYC. Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn sau đây để đảm bảo chất lượng ảnh tốt nhất:
- Đảm bảo đèn và ánh sáng trong phòng đủ sáng. Tránh ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng chiếu từ phía sau tạo bóng trên khuôn mặt.
- Nên chụp ảnh trong một nền sáng trắng hoặc trên một tấm giấy trắng để làm nền.
- Điều chỉnh máy ảnh hoặc điện thoại di động của để chụp ảnh từ phía trên đầu. Đảm bảo khuôn mặt và vai của nằm trong khung hình.
- Hãy mỉm cười và nhìn trực tiếp vào camera.
- Đảm bảo ảnh của chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và chữ ký xác nhận nằm trong khung hình.
- Xóa bỏ bất kỳ bóng mờ hoặc các chi tiết không cần thiết trong ảnh.
- Đảm bảo kích thước ảnh phù hợp với yêu cầu của sàn giao dịch tiền điện tử.
Bên cạnh đó, thiết bị chụp cũng vô cùng quan trọng. Cần cố gắng sử dụng các Smartphone đời mới, có camera hoạt động ổn định.
Một số lưu ý khi KYC trong crypto
Từ những thông tin được chia sẻ bên trên, có thể rút ra một số lưu ý khi KYC như sau:
- Chỉ cung cấp thông tin chính xác và hợp pháp về danh tính của bạn. Nếu cung cấp thông tin sai hoặc không đúng, đơn KYC có thể bị từ chối chấp thuận. Đôi khi còn bị giới hạn quyền truy cập vào các dịch vụ tiền điện tử.
- Chọn sàn giao dịch tiền điện tử đáng tin cậy uy tín. Làm vậy để đảm bảo rằng thông tin của bạn được bảo vệ tốt nhất có thể. Nên thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đăng ký tài khoản với bất kỳ địa chỉ nào.
- Bảo vệ thông tin cá nhân bằng cách sử dụng mật khẩu độc nhất. Nên nhớ không bao giờ tiết lộ cho bất kỳ ai.
- Theo dõi tài khoản của bạn thường xuyên để đảm bảo rằng không có hoạt động đáng ngờ và thực hiện các biện pháp bảo mật phù hợp nếu cần.
- Nếu có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào về KYC, hãy liên hệ với sàn giao dịch tiền điện tử để được hỗ trợ và giải đáp.

Các thắc mắc về KYC trong crypto
Có nên loại bỏ KYC?
Quy trình KYC trong lĩnh vực tiền điện tử là cần thiết rất quan trọng. Nó sinh ra để đảm bảo tính minh bạch và phòng chống tội phạm tài chính.
Nếu như không có sẽ gây ra các rủi ro pháp lý. Ngoài ra còn khiến độ tin cậy của sàn giao dịch giảm xuống.
Sàn, ví nào không cần KYC?
Một số sàn giao dịch tiền điện tử không yêu cầu KYC bao gồm Bisq, Hodl Hodl, LocalCryptos. Còn về ví có Atomic Wallet, Exodus…
Tuy nhiên số người dùng các thương hiệu này là rất thấp, tài sản gửi vào cũng rất ít.
KYC và các thuật ngữ liên quan
- KYC (Know Your Customer).
- AML (Anti-Money Laundering).
- CDD (Customer Due Diligence).
- PEP (Politically Exposed Person).
- Sanction Screening.
Lời kết
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã biết được KYC là gì?. Có thể thấy đây là một quy trình không thể nào thiếu trong lĩnh vực crypto. Nếu có ý kiến gì về những các thông tin này, hãy để lại bình luận phía dưới. Đừng quên đón xem những chủ đề mới nhất, xin cảm ơn.
Đọc thêm: