Khi tham gia vào thị trường Crypto, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua cụm từ sàn CEX và DEX. Vậy giữa chúng có gì khác nhau, cái tên nào có nhiều ưu điểm nổi bật hơn? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé.
Sàn CEX là gì?
Sàn CEX được định nghĩa là một hình thức giao dịch tập trung. Tại đó, sàn sẽ được một đơn vị bên thứ ba quản lý, điều hành. Đó có thể là một tổ chức chủ sàn hoặc là một đơn vị doanh nghiệp.
Tất cả tài sản của bạn khi được nạp vào sàn CEX sẽ được kiểm soát bởi bên thứ ba đó.
Tóm lại, CEX là sàn giao dịch phi tập trung, được xem là một đơn vị trung gian. Nó sẽ mang đến những công cụ, tính năng trao đổi cho các nhà giao dịch tại thị trường Crypto.
Cách hoạt động của sàn CEX
Giao dịch
CEX cho phép người tham gia mua bán tiền điện tử thông qua Fiat. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ nhiều tính năng bên lề như giới hạn, lưu trữ, cho vay…và tất nhiên không thể thiếu giao dịch đòn bẩy.
Quy định
Nhìn chung các sàn CEX đều có giấy phép hoạt động tùy vào khu vực, quốc gia của họ. Từ đó tùy nơi sẽ yêu cầu xác thực KYC hoặc AML để đảm bảo độ an toàn chung.
Quyền kiểm soát
Sàn CEX có quyền nắm quỹ tiền điện tử cũng như kiểm soát quyền của người dùng. Điều này đồng nghĩa nếu như bị Hacker tấn công, tài sản kỹ thuật số của người dùng có thể biến mất.
Phí giao dịch
CEX tạo ra lợi nhuận bằng cách tính phí giao dịch. Dạng phí được tính theo một tỷ lệ % nào đó, thường thì dao động trong khoảng 0.1 – 1.5%.
Ưu và nhược điểm của sàn CEX
CEX đều có cả những ưu điểm lẫn nhược điểm riêng.
Ưu điểm
- Hầu hết các sàn CEX có giao diện đẹp mắt, thân thiện, dễ dùng, cung cấp dịch vụ phù hợp.
- Tốc độ giao dịch tại sàn ở mức nhanh.
- Có tính thanh khoản cao.

Nhược điểm
- Giao dịch bị kiểm soát bởi bên thứ ba.
- Cần phải chuyển tiền lên ví của sàn mới có thể giao dịch.
- Một số hành động bị kiểm soát 100%.
Một số sàn CEX nổi bật hiện nay
Trên thị trường các sàn CEX không phải là thiếu, tuy nhiên chỉ có một số cái tên nhận được những sự đánh giá cao từ người dùng. Ví dụ như:
- KuCoin: Thành lập vào năm 2017, các năm vừa qua luôn có mặt trong top volume giao dịch lớn nhất thị trường. Theo thống kê Kucoin hiện đã có 940 triệu lượt giao dịch cùng hơn 20 triệu người dùng đăng ký tài khoản.
- Binance: Thành lập vào cuối năm 2017 bởi Changpeng Zhao. Sàn có nguồn cung lên đến 165,116,760 BNB, nhờ áp dụng Delegated Byzantine Fault Tolerance – dBFT, các giao dịch được thực hiện nhanh chóng.
- Huobi: Sàn cho phép giao dịch với hơn 900 cặp tài sản, độ uy tín luôn được kiểm chứng.
- FTX: Ra mắt từ năm 2019 và rất nổi tiếng trên thị trường. Theo các thống kê, khối lượng mua bán trong 24h của FTX luôn nằm ở top 5
- Gate.io: Được xem là sàn điện tử lâu đời nhất khi được thành lập từ năm 2013. Hiện nó được điều hành và phát triển bởi tập đoàn Gate Technology Inc có trụ sở tại Mỹ.
Ngoài ra còn có một số sàn CEX rất tốt khác như Coinbase Exchange, Kraken…
Sàn DEX là gì?
Sàn DEX được định nghĩa là một nơi cho phép giao dịch theo hình thức phi tập trung. Tại đó, các hành động mua bán diễn ra ngang hàng P2P giữa người dùng trên Blockchain. Điểm nổi bật của DEX là không cần thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
Chính vì thế, không ai có thể giữ tiền của bạn, sự tin tưởng của bản thân dành cho sàn cũng không cần thiết.
Một số mô hình giao dịch của sàn DEX
Mô hình On-Chain orderbooks
Còn được gọi là sổ lệnh trên chuỗi, tại đây, mọi giao dịch được ghi lại vào Blockchain. Tất cả node phải tham gia xác nhận giao dịch, người tham gia phải trả phí cao, thời gian chờ đợi khá lâu. Bitshares và StellarTem là 2 sàn DEX tiên phong áp dụng On-Chain orderbooks.

Mô hình Off-Chain orderbooks
Off-Chain orderbooks hay còn được biết đến với tên gọi sổ lệnh ngoài chuỗi. Với mô hình này, các lệnh sẽ không bị ràng buộc, ít nhất là về tốc độ giao dịch. Chúng cũng được lưu lại trên một máy chủ tập trung chứ không phải là Blockchain.
Tuy nhiên, người dùng không cần phải lo lắng bởi họ vẫn có quyền nắm giữ tài sàn của mình.
Mô hình Automated Market Makers
Còn được gọi là AMM, điểm đặc biệt là nó không cần sử dụng sổ lệnh mà dùng smart contract để tạo các nhóm thanh khoản. AMM cũng tương đối thân thiện với người dùng tuy vậy các giao dịch DEX phải tốn phí. Với mô hình này, bạn có thể tham gia thử một số sàn như Uniswap, Pancakeswap, Sushiswap…
Mô hình Proactive Market Maker
Proactive Market Maker còn được gọi là PMM, điểm nhấn của nó chính là việc tận dụng Price Oracle giúp giảm trượt giá và duy trì được sự ổn định chung. DODO Exchange là sàn áp dụng PMM thành công mà bạn nên thử trải nghiệm qua.
Mô hình Hybrid Liquidity DEX
Hybrid Liquidity DEX là sự tổng hợp những điểm tốt nhất của orderbook và AMM. Tại đây các giao dịch được thực hiện tức thì với mức giá tốt, hứa hẹn mang đến sự hiệu quả cao. Idex là sàn áp dụng Hybrid Liquidity khá thành công.
Ưu và nhược điểm của sàn DEX
Ưu điểm
- Có tính ẩn danh trên môi trường Blockchain.
- Tính bảo mật cao luôn được duy trì.
- Không bị kiểm soát, thao túng.
- Có nhiều token trên DEX hơn.
Nhược điểm
- Sử dụng khá phức tạp, khó làm quen.
- Đôi khi mất kiểm soát nếu Hacker tấn công.
- Vấn nạn trượt giá, gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.
Điểm giống và khác nhau của sàn CEX và DEX
Nhìn chung, nếu bạn là một nhà đầu tư có thái độ nghiêm túc và khả năng gắn bó dài hạn thì nên chọn sàn DEX. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp CEX vẫn là một loại sàn đáng tham gia.

Điểm giống nhau của sàn CEX và DEX
Điểm giống nhau nhất của sàn CEX và DEX chắc cũng có nhiều người biết, đó chính là chúng đều là sàn giao dịch. Tại đây toàn bộ người dùng có thể mua bán, trao đổi các loại tiền tệ khác nhau…
Còn về những điểm khác nhau, giữa 2 loại sàn này có nhiều điều cần bàn tới.
Điểm khác nhau của sàn CEX và DEX
Để có thể thấy được cái nhìn khác biệt giữa CEX và DEX, chúng ta hãy đi đánh giá các tiêu chí.
Về độ bảo mật và an toàn
Sàn CEX được trang bị nhiều biện pháp bảo mật tối ưu. Tuy nhiên trường hợp bị Hacker tấn công là rất nhiều, những tài sản của nhà đầu tư sẽ biến mất hoàn toàn.
Trong khi đó sàn DEX hoạt động dựa trên blockchain, cùng với đó là sự tích hợp smart contract và mạng ngang hàng. Chính vì thế có độ bảo mật cao hơn sàn DEX, việc bị Hacker tấn công là điều không thể xảy ra.
Về tính lưu ký
Tại sàn CEX, mọi giao dịch hay tài sản của bạn sẽ bị kiểm soát. Còn bên DEX, bạn có toàn quyền quản lý cũng như kiểm soát tài sản của mình khi nắm giữ private key.
Về tính ẩn danh
CEX luôn tuân thủ các quy định của chính phủ về KYC và AML nên không thể thực hiện các giao dịch nặc danh. Trong khi đó, tại DEX điều này được cho phép hoàn toàn.
Về tính xác thực
CEX sẽ thao túng, sử dụng tài sản của người dùng. Điều này đồng nghĩa các giao dịch giả mạo có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Còn DEX luôn minh bạch, công khai và không can thiệp bất kỳ giao dịch nào.
Về khả năng giao dịch
Phí giao dịch trên sàn CEX luôn tồn tại trong khi đó tại DEX phí rất thấp hoặc hầu như không có.

Tuy nhiên có một điểm CEX vượt trội hơn so với DEX, đó chính là tốc độ giao dịch. Trung bình bạn sẽ cần 15 giây cho 1 giao dịch trên DEX, con số này chỉ là 10 mili giây trên CEX.
Đối tượng nào nên dùng sàn CEX, sàn DEX
Đối tượng nên dùng sàn CEX
- Có ít tài sản hoặc thiếu kinh nghiệm.
- Thích các giao dịch nhanh chóng.
- Thích các sàn có giao diện đơn giản, dễ dùng.
Đối tượng nên dùng sàn DEX
- Có ý định gắn bó lâu dài.
- Nhà đầu tư muốn tham khảo nhiều thao tác, kiến thức thị trường.
- Khối lượng tài sản ở mức lớn.
Vậy giữa DEX và CEX, nên lựa chọn sàn nào hơn?
Như đã đề cập, trong quá trình giao dịch và đầu tư lâu dài, bạn nên chọn sàn DEX hơn. Cái lợi ban đầu khi tham gia DEX đó chính là bạn sẽ không phải dành thời gian KYC như trên CEX.
Đừng lo, dù không cần KYC nhưng độ bảo mật của DEX luôn là rất cao. Bạn chỉ tham gia và không cần quan tâm về vấn đề bị kiểm soát bởi luật pháp hay bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Ngoài ra DEX luôn có nhiều token để giao dịch hơn, cùng với đó, tính ẩn danh và bảo mật luôn ở mức tốt.
Nếu phân vân trong vấn đề lựa chọn CEX hay DEX, bạn có thể hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm, những chuyên gia tài chính. Người từng tham gia giao dịch trên cả hai loại sàn này không phải là không có nếu không muốn nói là rất rất nhiều.
Vậy CEX có phải là một lựa chọn ổn?
Dù là vậy nhưng đôi lúc bạn cũng phải tham gia vào sàn CEX bởi các yếu tố hạn chế mà DEX có thể gây ra. Chẳng hạn như đôi lúc DEX giới hạn giao dịch hoặc các chức năng. Trong thời gian sử dụng lâu dài nó cũng sẽ bộc lộ tính hiệu quả tương đối thấp.
Lúc này để cải thiện tốc độ giao dịch và tính hiệu quả thì bạn nên thử qua sàn CEX. Nó cũng có giao diện dễ dàng thao tác và làm quen hơn, đặc biệt đối với các nhà đầu tư non trẻ.
Theo thống kê thì hiện nay, mặc dù CEX có nhiều nhược điểm nhưng khối lượng người dùng tham gia lại nhỉn hơn so với DEX.
Nói chung, có thể tùy cơ ứng biến mà lựa chọn CEX hoặc DEX.
Bài viết liên quan: Sàn Onus là gì? Hướng dẫn chơi Onus chi tiết!
Lời kết
Hy vọng qua bài viết bên trên các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về sàn CEX và DEX cũng như nắm được những đặc điểm của hai loại sàn giao dịch này. Nếu có bất kỳ ý kiến nào, hãy để lại bình luận bên dưới. Cuối cùng, xin cảm ơn và hẹn gặp trong những chủ đề mới nhất.