Cross-chain là gì? 5 Dự án Cross-chain nổi bật

Cross-chain là gì

Cross-chain là một thuật ngữ tương đối phổ biến trong lĩnh vực Blockchain và Cryptocurrency. Vậy thực chất Cross-chain là gì? Hiện nay có các dự án nào nổi bật liên quan không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cross-chain là gì?

Cross-chain là gì? Cross-chain hay Cross-chain bridge là từ dùng để chỉ khả năng giao tiếp, kết nối giữa các Blockchain khác nhau.

Thông thường, mỗi Blockchain sẽ có một cơ chế riêng. Mục đích là để xác nhận và xử lý các giao dịch trên chính mạng của nó. Tuy nhiên, đôi khi việc chuyển đổi tài sản giữa các chuỗi khối đó trở nên phức tạp hoặc gặp vấn đề.

Cross-chain là gì
Cross-chain cung cấp khả năng “direct” giữa các Blockchain khác nhau.

Cụ thể, nó sẽ áp dụng một số công nghệ như Atomic Swaps, Hash Time Locked Contracts (HTLC)… Sau đó, cho phép người dùng trao đổi tài sản trên các Blockchain khác nhau mà không cần thông qua sàn giao dịch trung gian.

Các chuỗi khối khác nhau có khả năng khi được tiếp cận sẽ giúp tăng tính khả dụng của tài sản. Ngoài ra còn cải thiện khả năng thanh khoản, tạo ra các lựa chọn khả thi hơn…

Cách thức – quy trình hoạt động của Cross-chain

Cross-chain có cách thức hoạt động theo dựa theo 1 trong 3 cơ chế sau:

  • Lock and mint (Khoá vá đúc).
  • Lock and unlock (Khoá và mở khoá)
  • Burn and mint (Đốt và đúc)

Còn về quy trình hoạt động của Cross-chain sẽ được chia thành 6 bước. Bao gồm:

  • Bước 1: Các đồng tiền, tài sản cần chuyển đổi được gửi từ Blockchain A đến một địa chỉ khóa công khai đặc biệt (cung cấp bởi Cross-chain).
  • Bước 2: Cross-chain sẽ kiểm tra giao dịch và xác minh tính hợp lệ của nó trên Blockchain A.
  • Bước 3: Sau khi xác minh họ sẽ phát tín hiệu cho mạng và thông báo rằng có một giao dịch đang chờ để xử lý.
  • Bước 4: Sau đó, một node trên Blockchain B sẽ nhận tín hiệu. Tiếp tục sẽ thực hiện việc tạo một tài khoản mới trên Blockchain B.
  • Bước 5: Cross-chain sẽ chuyển tài sản hoặc đồng tiền từ tài khoản đặc biệt trên Blockchain A sang tài khoản mới trên Blockchain B.
  • Bước 6: Cuối cùng, sau khi hoàn thành, Cross-chain sẽ phát tín hiệu để xác nhận rằng giao dịch đã được hoàn tất. Tất cả tài sản đã được chuyển đổi thành công.

Các loại Cross-chain hiện nay

  • Wrapped Tokens: Là một dạng cơ bản của Cross-chain bridge. Cho phép người dùng chuyển đổi tự do. Ví dụ, Wrapped Bitcoin (WBTC) là một token ERC-20 được liên kết với Bitcoin, và từ đó có thể sử dụng Bitcoin trên mạng Ethereum.
  • Decentralized Exchanges (DEXs): Được phát triển từ các DEXs. Ví dụ, Binance DEX có thể kết nối với các blockchain khác nhau thông qua Binance Chain và Binance Smart Chain.
  • Sidechains: Là các Blockchain phụ được kết nối với Blockchain chính để các giao dịch nhanh hơn hoặc có các tính năng bổ sung. Ví dụ, Rootstock (RSK) là một sidechain của Bitcoin, các ứng dụng và smart contract được phát triển trên chuỗi khối của nó.
  • Interoperability Protocols: Là các giao thức interoperability được phát triển theo quy trình nghiêm ngặt. Ví dụ như Polkadot…

Những ưu, nhược điểm của Cross-chain

Cross-chain là gì? Có những ưu, nhược điểm như thế nào?
Cross-chain là gì? Có những ưu, nhược điểm như thế nào?

Về mặt ưu điểm

  • Khả năng kết nối các Blockchain khác nhau: Cho phép kết nối các chuỗi khối khác nhau. Tài sản sẽ được luân chuyển một cách thoải mái. Điều này mở ra nhiều cơ hội mới trong giao dịch và đầu tư, tăng tính thanh khoản của các đồng tiền.
  • Tăng tính bảo mật: Cải thiện tính bảo mật của các giao dịch bằng cách sử dụng các giải pháp kiểm soát tài sản.
  • Tăng tính khả dụng của các dApp: Mở ra nhiều cơ hội mới cho phát triển và ứng dụng Blockchain.
  • Cải thiện tính diễn giải của dữ liệu: Giúp tạo ra các ứng dụng và dịch vụ phân tích dữ liệu mới.
  • Giảm chi phí giao dịch: Do không cần sử dụng các dịch vụ trung gian để chuyển đổi.
  • Tăng tính minh bạch và tra cứu: Đảm bảo tính chính xác của các giao dịch.
  • Mở rộng quy mô của các hệ thống Blockchain: Giúp tạo ra các hệ thống Blockchain lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Đáp ứng các yêu cầu cao hơn của người dùng.
  • Tạo ra nhiều cơ hội mới cho các dự án: Phát triển hệ sinh thái lâu dài.

Về mặt nhược điểm

  • Tốc độ chuyển đổi chậm: Có một số Cross-chain yêu cầu thời gian chuyển đối khá lâu.
  • Đòi hỏi sự phối hợp giữa các dự án Blockchain: Mỗi dự án có cấu trúc, tính năng và thuật toán khác nhau. Do đó việc phối hợp để tạo ra một Cross-chain hoạt động hiệu quả không phải là một công việc đơn giản.
  • Lệ thuộc vào sự phát triển của hệ sinh thái: Nếu hệ sinh thái Blockchain không được phát triển đồng đều thì Cross-chain có thể bị hạn chế trong khả năng kết nối và tích hợp.

Đánh giá về Cross-chain

Có thể thấy Cross-chain mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại. Bởi nó cung cấp khả năng chuyển đổi tài sản giữa các chuỗi khối khác nhau. Ngoài ra còn cải thiện tính khả dụng, tăng cường liên kết hoạt động.

Điều này sẽ mở ra cơ hội cho các ứng dụng và dịch vụ mới. Đồng thời cải thiện tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường tài sản kỹ thuật số.

Có thể nói Cross-chain đang là một trong những xu hướng phát triển mới nhất của thị trường tài sản kỹ thuật số.

Một số dự án Cross-chain nổi bật cần biết

Những dự án Cross-chain nào đáng được quan tâm?
Những dự án Cross-chain nào đáng được quan tâm?

Sau khi đã biết được Cross-chain là gì? thì tiếp theo hãy cùng khám phá các “project” nổi bật nhất.

1.Dự án Cosmos (ATOM)

Cosmos (ATOM) là một Blockchain dạng đa chuỗi tức multi-chain. Đây cũng là tên của token chạy trên chuỗi khối này.

Cosmos được phát triển bởi Interchain Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2017.

Mục tiêu của Cosmos là xây dựng một HST Blockchain đa chuỗi có khả năng tương tác với nhau. Nó cung cấp một cơ chế gọi là Inter-Blockchain Communication (IBC). Cơ chế sẽ cho phép các chuỗi khối tương tác với nhau một cách an toàn và tin cậy.

Về Token ATOM, nó được sử dụng để trả phí cho các giao dịch trên Cosmos. Tính đến tháng 5 năm 2023, giá trị vốn hóa thị trường của mã thông báo này là khoảng 5 tỷ USD.

2.Dự án Polkadot (DOT)

Polkadot được phát triển bởi Web3 Foundation. Họ là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập bởi những người từng sáng tạo ra Ethereum.

Dự án được thiết kế để giải quyết vấn đề về sự phân tán và khả năng mở rộng của các Blockchain hiện có. Phần trong của Polkadot sử dụng một kiến trúc chia tách (sharding). Mục đích là làm chia nhỏ các giao dịch và dữ liệu trên nhiều chuỗi con (parachain).

Như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng mở rộng của mạng. Bên cạnh đó thời giảm thiểu độ trễ và chi phí của các trao đổi.

Token DOT được sử dụng để trả phí cho các giao dịch trên đây. Đồng thời nó còn được sử dụng để đóng góp vào quản trị mạng thông qua staking.

Ít người biết Polkadot còn có tính năng cầu nối (bridge) giữa các chuỗi con của nó và các Blockchain khác nhau. Điều này cho phép các ứng dụng và tài sản trêncó thể tương tác dễ dàng.

Polkadot là dự án Cross-chain khá nổi bật
Polkadot là dự án Cross-chain khá nổi bật

Tính đến tháng 5 năm 2023, giá trị vốn hóa thị trường của DOT là khoảng 30 tỷ USD và được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch lớn. Họ cũng đã và đang triển khai các dự án con khác. Bao gồm Kusama, Acala Network, Moonbeam… Hơn nữa còn hợp tác với nhiều cty lớn trong ngành như Chainlink hayBinance.

3.Dự án Binance Smart Chain (BSC)

Binance Smart Chain được phát triển bởi sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu Binance. Do được xây dựng dựa trên chuỗi khối Ethereum nên nó thừa hưởng nhiều đặc điểm tốt. Tuy nhiên, không những tốt mà nó còn có một số cải tiến hơn về tốc độ xử lý và chi phí giao dịch.

BSC cho phép các dapps và các giao thức tài chính được tự do phát triển trên nền tảng này. Đồng thời cũng hỗ trợ cho các tài sản và token ERC-20 của Ethereum. Với tính năng cầu nối (bridge) giữa BSC và Ethereum, người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi tài sản giữa hai nền tảng này.

Hiện Binance Smart Chain đang được triển khai trên nhiều dapps khác nhau, bao gồm PancakeSwap, BurgerSwap, Venus và nhiều dự án khác. Tính đến tháng 5 năm 2023, nó đã trở thành một trong những nền tảng Blockchain phổ biến nhất với giá trị vốn hóa thị trường khoảng 20 tỷ USD.

4.Dự án Avalanche (AVAX)

Avalanche là một nền tảng Blockchain hoạt động đa chuỗi và cung cấp các công cụ cho Cross-chain. Dự án này hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của công ty mẹ Avalanche Labs.

Avalanche ra đời nhằm giải quyết các vấn đề về tốc độ, khả năng mở rộng và tính tương tác giữa các hệ thống khác nhau. Các đặc điểm của nó bao gồm:

  • Tốc độ giao dịch nhanh và chi phí thấp:Xử lý hàng ngàn giao dịch mỗi giây với chi phí giao dịch thấp hơn so với các nền tảng khác.
  • Tính tương tác giữa các hệ thống: Cung cấp cầu nối để tương tác với các nền tảng khác. Chẳng hạn như Ethereum, Binance Smart Chain và Bitcoin.
  • Khả năng mở rộng: Có khả năng mở rộng đáng kể với mô hình thiết kế Proof of Stake (PoS).
  • Tính năng phát hành token: Ccung cấp một nền tảng riêngđể phát hành token, tương tự như Ethereum.
  • Tính năng smart contract: Hỗ trợ các Smart Contract và cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung trên nền tảng của mình.

Năm nay, Avalanche cũng đã hợp tác với nhiều công ty lớn trong ngành công nghiệp tài chính, bao gồm Chainlink và cả Curve Finance.

Dự án Avalanche (AVAX) sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai
Dự án Avalanche (AVAX) sẽ có nhiều tiềm năng trong tương lai

5.Dự án Polygon (MATIC)

Polygon là một nền tảng Blockchain dạng phân tán và mở rộng. Nó được thiết kế để giải quyết các vấn đề về khả năng “extend” và cải thiện tính tương tác giữa các chuỗi khác nhau.

Mới đây, Polygon cũng đã ký hợp đồng với 2 đơn vị lớn là Aave và Sushiswap. Mục đích của hoạt động này là để tạo ra các giải pháp và ứng dụng mới trên nền tảng của họ.

Một điểm khác biệt của Polygon so với các dự án Blockchain khác là sự tập trung vào các ứng dụng phi tài chính và dịch vụ web phi tập trung. Họ luôn muốn giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng, cải thiện chi phí cho các ứng dụng.

Lời kết

Sau bài viết trên hy vọng các bạn đã biết được Cross-chain là gì cùng với việc nắm được các dự án nổi bật. Nếu có ý kiến gì muốn chia sẻ, hãy để lại bình luận bên dưới. Cuối cùng xin cảm ơn và hẹn gặp lại ở các chủ đề kế tiếp.

Đọc thêm:

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x